Chuyển tới nội dung

Kinh nghiệm hành hương lễ Phật tại chùa Ngọa Vân Quảng Ninh

Chùa Ngọa Vân Quảng Ninh không chỉ là điểm hành hương du lịch ẩn chứa giá trị tâm linh mà nó còn được hòa quyện với nền văn hóa, lịch sử lâu năm của người Việt. Cùng tìm hiểu chi tiết những kinh nghiệm du lịch chùa Ngọa Vân Quảng Ninh hành hương lễ Phật với Thái Hà Boutique nhé.

Ngoạ Vân hùng vĩ và linh thiêng
Ngoạ Vân hùng vĩ và linh thiêng
  • Địa chỉ: Thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh
  • Nhận chỉ đường đến chùa Ngọa Vân
  • Giờ mở cửa: 5h – 21h

Chùa Ngoạ Vân là thánh địa phật giáo

Nếu là một Phật Tử, chùa Ngọa Vân sẽ là điểm hành hương mà bạn không nên bỏ qua. Đây là nơi mà Đức Trần Nhân Tông đã tu hành và là nơi Đức Hoàng Trần Nhân Tông đã hóa Phật. Một điểm du lịch đậm chất sử thi với giá trị văn hóa tâm linh tuyệt vời. Người ta còn ví nơi đây như “thánh địa” của Phật Giáo Trúc Lâm, đó là lý do vì du khách nhất định phải dành thời gian ghé thăm điểm du lịch này.

Chùa Ngoạ Vân nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên

Ngược lại, nếu bạn đơn giản chỉ là người hướng thiện, muốn chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên trong lành thì Ngọa Vân sẽ không làm bạn thất vọng. Nằm ở độ cao 588 – 644m so với mực nước biển, lưng hướng núi Bảo Đài, mặt hướng biển, bạn sẽ có một tầm nhìn cực chuẩn tại đây rất hợp cho chuyến du xuân tại vùng đất thiêng.

Toàn cảnh quần thể Ngọa Vân Quảng Ninh
Toàn cảnh quần thể Ngọa Vân Quảng Ninh

Nên đến chùa Ngọa Vân vào dịp nào? Các lễ hội đặc biệt của Ngọa Vân

Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Ngọa Vân là từ mùng 9 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Vì đây là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội sôi nổi và độc đáo của chùa. Bên cạnh đó với tiết trời trong lành, chiều lòng người, du khách sẽ có một chuyến hành hương trọn vẹn và ý nghĩa nhất.

Ngoài dịp xuân thì các bạn cũng có thể chùa vào các dịp chùa tổ chức lễ hội trong năm. Lễ hội chùa Ngọa Vân nổi bật không thể bỏ qua đó là:

Lễ hội xuân Ngọa Vân

  • Thời điểm diễn ra: Mùng 9/1 – 31/3 (âm lịch)
  • Địa điểm tổ chức: Chùa Ngọa Vân
  • Hoạt động: Khách tham quan hành hương, chiêm bái, cầu mong một năm mới Vạn Sự Như Ý, nhiều niềm vui và hạnh phúc. Lễ hội cũng hướng đến đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, để du khách hiểu được công đức to lớn của Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Lễ Vu Lan

  • Thời điểm diễn ra: Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm
  • Địa điểm tổ chức: chùa Ngọa Vân
  • Hoạt động: Mặc dù không phải là lễ hội chính của chùa, nhưng đây cũng là thời điểm diễn Phật tử đến chùa rất đông để hành hương chiêm bái, nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…

Chùa Ngọa Vân ở đâu?

Tọa lạc tại vị trí trung tâm sườn phía Nam trên núi Bảo Đài, thuộc thị xã Đông Triều, ở độ cao trung bình từ 588 – 644m so với mực nước biển trên núi Yên Tử. Chùa là một trong những chùa lớn trong khu du lịch Yên Tử. Để đến được chùa, bạn có thể di chuyển đến Yên tử trước.

Du khách có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển như xe khách, xe ô tô riêng hoặc xe máy. Đường sá khá thuận lợi nên du khách có thể an tâm.

Di chuyển bằng cáp treo là cách để bạn cảm nhận trọn vẹn nhất vẻ đẹp của Ngọa Vân.

Từ chỗ gửi xe đến ga cáp treo dài khoảng 1km, bạn có thể lựa chọn đi bộ để tăng cường sức khỏe hoặc sử dụng xe điện cho khỏe. Giá xe điện chỉ dao động từ 15.000 vnđ/ lượt và 20.000 vnđ/ khứ hồi.

Tuyến cáp treo lên Ngọa Vân Quảng Ninh sẽ đưa du khách lên tận chùa một cách nhanh chóng. Giá chỉ 100.000 vnđ/ lượt và 180.000 vnđ/ khứ hồi.

Hướng dẫn tham quan chùa Ngọa Vân

Đến đây du khách sẽ có cơ hội tham quan, chiêm bái quần thể gồm 4 khu với 15 cụm chùa, tháp gồm: Thông Đàn – Đô Kiệu, Ngọa Vân, Đá Chồng, Ba Bậc, trong đó Ngọa Vân là khu trung tâm. Tham quan và lễ bái tại đây khách hành hương thêm hiểu về quá trình tu của Phật hoàng Trần Nhân Tông, du khách cảm nhận cảnh đẹp đất trời, cho tâm hồn thấy bình tâm.

Tượng voi đá, tháp đá tại chùa Ngọa Vân được bảo tồn giữ được giá trị nguyên sơ của di tích.
Tượng voi đá, tháp đá tại Ngọa Vân được bảo tồn giữ được giá trị nguyên sơ của di tích.

Du khách đến lễ, có thể đi theo chiều sau: từ đền An Sinh, qua khu vực lăng tẩm nhà Trần, men theo suối Phủ Am Trà qua khu Tàn Lọng đến Phủ Am Trà đến dốc Đô Kiệu qua Thông Đàn, đến chùa, am Ngọa Vân rồi vòng tiếp về phía Đông, đến Ngọa Vân 1, Ngọa Vân 2 ra Đá Chồng. Khi bạn đến khu Ba Bậc là chính là điểm cuối cùng của toàn bộ quần thể di tích Ngọa Vân.

Một số lưu ý khác khi du lịch chùa Ngọa Vân Quảng Ninh

  • Lễ vật là thứ cần quan tâm khi du khách đến chùa với tâm thế cầu nguyện. Chỉ chọn lễ vật chay.
  • Không sắm vàng mã, tiền âm phủ khi cúng Phật tại chùa.
  • Trang phục hành hương, chiêm bái, vãn cảnh,… cần đảm bảo sự lịch sự, kín đáo.
  • Nên chọn những đôi giày leo núi nếu bạn có ý định đi bộ lên chùa. Và dù chọn loại hình cáp treo thì bạn cũng phải di chuyển nhiều nên tốt nhất chọn giày thoải mái.
  • Nhớ dọn dẹp sạch sẽ rác mà bạn xả, đảm bảo quan cảnh chùa sạch đẹp.
  • Không cười đùa, giỡn, chụp hình ở nơi cấm,.. và chấp hành nội quy của chùa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *